Quốc gia nào là "công xưởng" sản xuất vaccine Covid-19 của thế giới?

121 Aufrufe
Published
Video có lấy thông tin từ báo Cafef
Hôm nay chia xẻ 2 thông tin
1/ Quốc gia nào là "công xưởng" sản xuất vaccine Covid-19 của thế giới?
Hãng dược Anh AstraZeneca dự kiến sản xuất 1 tỷ liều vaccine Covid-19 do công ty này phối hợp cùng Đại học Oxford qua các cơ sở của Viện Serum tại Ấn Độ...
Theo dữ liệu từ hãng phân tích Airfinity, Mỹ có khả năng sản xuất khoảng 4,7 tỷ liều vaccine Covid-19 tới cuối năm 2021. Còn theo nghiên cứu của công ty Deutsche Welle, Ấn Độ có thể sản xuất hơn 3 tỷ liều.
Ấn Độ là quê hương của nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Serum. Theo dữ liệu từ năm 2015, công ty này có thể sản xuất gần 1,4 tỷ liều vaccine mỗi năm. Để so sánh, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Access to Medicine Foundation, hãng dược Pháp Sanofi - một trong những nhà phân phối dược phẩm lớn nhất thế giới - có thể sản xuất gần 700 triệu liều vaccine mỗi năm. Còn hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ không tiết lộ thông tin này.
Theo Deutsche Welle, hãng dược AstraZeneca, có trụ sở tại Anh, dự kiến sản xuất 1 tỷ liều vaccine Covid-19 do công ty này phối hợp cùng Đại học Oxford qua các cơ sở của Viện Serum tại Ấn Độ. Và vaccine nội địa Covaxin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) thuộc Viện Virus học Quốc gia (NIV) hợp tác phát triển, cũng sẽ do Viện Serum sản xuất.
Hãng công nghệ sinh học Moderna dự kiến sản xuất vaccine Covid-19 do công ty phát triển - hiện đã được Mỹ, EU và một số nước cấp phép - tại Cambridge, Massachusetts - nơi đặt trụ sở của hãng. Moderna dự kiến sản xuất 1 tỷ liều trong năm 2021.
Còn vaccine do Pfizer và BioNtech hợp tác phát triển sẽ được sản xuất tại các cơ sở của hai công ty này tại Đức và Bỉ cũng như một số quốc gia khác. Trong khi đó, vaccine Sputnik V đã cấp phép tại Nga sẽ được sản xuất chủ yếu tại Belarus, Argentina và Guinea.
Theo ông Per Alfredsson, phó chủ tịch cấp cao quản lý hoạt động sinh học toàn cầu của AstraZeneca, để sản xuất một loại vaccine toàn cầu cần phải "thiết lập một chuỗi cung ứng khu vực với hơn 20 đối tác tại 15 quốc gia.
2/ Nóng: Chủng virus gây chuỗi lây nhiễm Covid-19 ở Tân Sơn Nhất lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, chủng virus SASR-CoV-2 gây ra chuỗi lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh mà là chủng mới lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á.
Chiều 12/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới vừa có báo cáo nhanh cho Sở Y tế và Cục Y tế dự phòng về kết quả giải mã bộ gene của chủng SARS-CoV-2 từ các ca bệnh ở tổ bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, phòng xét nghiệm sinh học phân tử đã thu nhận được 03 bộ gene SARS-CoV-2 hoàn chỉnh từ mẫu bệnh phẩm phết mũi họng của BN 1979 và của hai trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 8/2/2021.
Ba bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương đồng về gene là trên 99,95%. Như vậy chùm ca bệnh gồm BN 1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của công ty VIAGS ở sân bay Tân Sơn Nhất nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.
Kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng SARS-CoV-2 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiệm lần đầu tiên ở Rwanda, Châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10 năm 2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc cũng như một số nước khác ở châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Tuy nhiên, chưa cho thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này. Đây là lần đầu tiên chủng A.23.1 được phát hiện và gây bệnh trong cộng đồng ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Như vậy chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh (biến thể B.1.1.7) mà đang gây bệnh tại Hải Dương, Quảng Ninh cũng như chủng Nam Phi mà cả thế giới đang rất quan tâm.
Kategorien
Corona Virus aktuelle Videos
Kommentare deaktiviert.